Do sự thoái hóa của hệ xương khớp.
Theo nghiên cứu, khi bước vào độ tuổi 30, hệ xương khớp của chúng ta sẽ có dấu hiệu của sự thoái hóa, nguyên nhân là do lớp sụn khớp bị mỏng và thoái hóa dần dẫn đến sự đau đớn khi vận động, khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là thời tiết lạnh.

Do bị loãng xương.
Loãng xương cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng đau nhức xương ở người cao tuổi. Nguyên nhân của bệnh loãng xương có thể do thiếu canxi, thiếu vitamin D, do dùng một số loại thuốc có hại cho hệ xương hoặc do chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý…
Không chỉ gây đau nhức xương, bệnh loãng xương còn gây ra một số triệu chứng khác như: mỏi xương, đau nhức như châm kim khắp toàn thân…

Do bị bệnh béo phì.
Khi bị bệnh béo phì, trọng lực của cơ thể sẽ tác động mạnh vào xương và các khớp xương gây nên sự đau đớn (nguyên nhân là béo phì sẽ khiến trọng lượng cơ thể tăng nhanh).
Đối với nguyên nhân này, bạn nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống, tăng cường vận động để có thể giảm cân hiệu quả và an toàn.
Ngoài những nguyên nhân trên thì việc nằm ngủ, ngồi làm việc sai tư thế, bị mắc bệnh viêm xương biến dạng, bị chấn thương… cũng là một trong những yếu tố gây nên sự đau nhức xương ở người cao tuổi.
Trên đây là một số nguyên nhân và cách điều trị, phòng tránh bệnh đau nhức xương khớp ở người cao tuổi. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của mình.